Khoa Nông học
Hội trường 50 năm Tuyển sinh 2021 - Khoa Nông họcTuyển sinh 2019 - Khoa Nông học
WEBSITE CÁC ĐƠN VỊ
Trang chủ NCKH Chuyển giao KHCN
01/03/2017 09:16 - Xem: 3094

Kỹ thuật bón phân hữu cơ sinh học NTT cho cây chè chất lượng cao

Chè là cây công nghiệp dài ngày, sản phẩm là búp chè chỉ chiếm 8-13% sinh khối của cây, lại phải thu hái nhiều lần trong 1 năm, mặt khác năng suất chè của ta chưa cao, cho nên so với những cây công nghiệp dài ngày khác như cà phê, cao su...thì nhu cầu dinh dưỡng của cây chè không lớn. Với năng suất 2 tấn búp khô trên 1ha/năm (tương đương 9 tấn búp tươi/năm), chè lấy đi từ đất trung bình là 175 kg urê, 145 kg supelân­, 85 kg kali đỏ và 16 kg CaO. Tuy nhiên ngoài hàm lượng búp chè được hái hàng năm, chè còn được đốn cành, chặt cây và mang đi khỏi nương chè, cho nên tổng lượng các chất dinh dưỡng chè lấy đi khỏi đất là 313kg ure, 445 kg supelân, 110 kg kali KCl, 24 kg MgO và 40 kg CaO.

Bón phân cân đối cho cây chè là bón phân cân đối giữa phân hữu cơ và phân hữu cơ, cân đối giữa lượng phân đạm, lân, ka li và các chất đa vi lượng khác và cần phải bón nhiều hơn lượng dinh dưỡng mà cây chè lấy đi hàng năm.

Phân hữu cơ sinh học NTT là loại phân hữu cơ có sử dụng vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ và vô cơ khó tan. Nguyên liệu được sản xuất chủ yếu là phân phân lợn, phân gà và than bùn. Sau khi được xử lý hoạt hóa chuyển hóa các chất khó tan thành chất dễ tiêu cho cây trồng, nguyên liệu được bổ sung thêm đạm, lân, kali và vi lượng thành hỗn hợp phân hữu cơ sinh học, có hàm lượng N:P:K = 2,5:1:1., hàm lượng hữu cơ 35 %, a xít Humic 6-8%, pH = 6. Phân hữu cơ sinh học NTT là sản phẩm khoa học công nghệ của Trường Đại học Nông lâm, hiện nay phân NTT đang sản xuất phục cho hầu hết các làng nghề chè truyền thống đặc sản ở tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt, các Hộ gia đình làm chè ngon nổi tiếng trong Tân Cương đã sử dụng phân hữu cơ sinh học NTT nhiều năm và hiện nay vẫn đang dùng.

 Màu sắc phân hữu cơ sinh học NTT

Thương hiệu phân hữu cơ sinh học NTT

 

Phân hữu cơ sinh học NTT có hàm lượng hữu cơ cao tương đương phân lợn ủ hoai, hàm lượng các chất cân đối hợp lý rất phù hợp cho cây chè phát triển tốt. Phân hữu cơ sinh học NTT có hàm lượng mùn cao nên có tác dụng tốt hạn chế sự rửa trôi các chất dinh dưỡng. Do có nhiều chất hữu cơ có cấu trúc rỗng, xốp và các dinh dưỡng N, P, K được thấm, ngậm vào đấy tạo thành các “kho dự trữ” làm cho N,P, K chậm tan hơn và nhả ra từ từ nên không bị nước rửa trôi. So với việc bón trực tiếp đạm, kali vào đất, thì tiết kiệm được 25-30% lượng phân bón sử dụng. Ngoài ra do có nhiều mùn và a xít humic nên phân làm đất tơi xốp hơn, kích thích hệ rễ phát triển mạnh, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi như khô hạn, giá rét và giảm thiểu ôi nhiễm môi trường. 

Để sử dụng phân hữu cơ sinh học NTT cho chè kinh doanh hiều quả cần lưu ý các các kỹ thuật sau:

a) Về nguyên tắc bón phân:   

-  Lượng phân bón phụ thuộc vào năng suất búp chè theo lứa và cả năm.

- Để thâm canh chè năng suất chất lượng cao, ngoài dùng phân hữu cơ sinh học NTT còn dùng thêm đạm, lân, ka li

- Nên xới xáo vun gốc kết hợp với bón phân, sau đó phun nước giữ ẩm

- Bón phân vào lúc trời mát, bón vào dưới tán cây chè

- Nếu có điều kiện thì bón phân sau mỗi lần hái thì tốt hơn, nếu không thì bón vào 3 lần: vào tháng 3, tháng 6 và tháng 8.

Búp chè bón phân hữu cơ sinh học NTT

Sinh viên khoa Nông học – Trường ĐHNL thăm nương chè bón phân HCSH  NTT  ở xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên

b) Lượng phân bón

+ Phân hữu cơ sinh học NTT: Tùy theo giá cả chất lượng chè và điều kiện thâm canh có thể bón 0,5-1,0 kg phân NTT/1 kg búp chè tươi. Nếu có điều kiện thâm canh chủ động tưới tiêu thì bón theo lứa, nếu không thì phải bón 2-3 lần/năm.

+ Phân lân: Hàng năm bón 100 kg supelân/1.000 kg chè búp tươi, bón 2 lần vào tháng 2 hoặc tháng 3 và tháng 7 hoặc tháng 8 trong năm. Lần 1 bón với lượng 60% và lần 2 bón 40%. Để thuận lợi và tăng hiệu quả sử dụng phân nên trộn với phân NTT để bón

+ Phân đạm và kali: Tùy tình hình sinh trưởng của cây chè, trước khi thu hoạch chè 7-10 ngày bón vá (bón bổ sung) đạm và kali cho chè. Dùng tỷ lệ từ 8-9 phần đạm urê  với từ 1-2 phần kaly trộn đều để bón. Tùy mức độ xanh của búp chè mà quyết định lượng phân cho thích hợp. Nếu thấy khu vực chè đủ đạm rồi thì không bón, nếu thiếu thì bón vá. Lưu ý không được bón thừa đạm.

                                                                        Tác giả: Phạm Văn Ngọc - Bộ môn Di truyền - Giống

 

 

 

 

CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
Web các đơn vị
Tuyển sinh 2019 - Khoa Nông học
Khoa Nông học
Tuyển sinh 2020 - Khoa Nông học
Sinh viên khoa Nông học với Nông nghiệp 4.0
Vân nghệ chào mừng 50 năm thành lập
Việc làm kỹ sư Nông học
Tuyển sinh năm 2021
Đang online 3928
Hôm nay 8418
Hôm qua 1926
Tuần này 13481
Tuần trước 11560
Tháng này 3745055
Tháng trước 3843540
Tất cả 48266134

Lượt truy cập: 48266135

Đang online: 3929

Ngày hôm qua: 1926

Phụ trách kỹ thuật: 0987. 008. 333

online

Chào mừng bạn đến với hệ thống trả lời hỗ trợ trực tuyến.
Để liên hệ với các bộ phận xin vui lòng điền đầy đủ vào mẫu kết nối

Họ và tên


Địa chỉ Email


Yêu cầu hỗ trợ