Trong những năm gần đây, cây ba kích là loại cây dược liệu đem lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất, tại tỉnh Thái Nguyên diện tích trồng ba kích đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian vừa qua, chủ yếu tại các huyện Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương và Võ Nhai được trồng trên diện rộng với mức đầu tư thâm canh cao. Tuy nhiên, cùng với sự tăng nhanh về diện tích thì đã xuất hiện một số loại sâu, bệnh hại. Trong đó, bệnh vàng lá thối rễ bắt đầu xuất hiện từ năm 2014 đã làm cho cây ba kích từ 1-3 tuổi chết hàng loạt, gây khuyết mật độ, ảnh hưởng lớn đến năng suất và thu nhập của người dân, cho đến nay vẫn chưa có chiều hướng giảm.
Theo Báo cáo của Viện Nghiên cứu Phát triển Nông Lâm nghiệp Miền núi ( năm 2017) tính đến thời điểm hiện nay, diện tích ba kích của cả tỉnh Thái Nguyên ước chỉ còn khoảng hơn 100 ha. Diện tích bị nhiễm bệnh nặng đã phải thay thế bằng cây trồng khác, thực tế sản xuất đang gặp phải nhiều trở ngại về kỹ thuật canh tác và quản lý dịch hại. Chính vì vậy, bộ môn Bảo vệ thực vật – khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã kết hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên nghiên cứu mật độ trồng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ trên cây ba kích.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích
Công thức 1: Mật độ 12.000 cây/ha, (0,8 m x 1,0 m)
Công thức 2: Mật độ 10.000 cây/ha (1,0 m x 1,0 m) (đc)
Công thức 3: Mật độ 8.300 cây/ha (1,2 m x 1,0 m)
+ Chăm sóc phòng trừ sâu, bệnh hại, các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi theo quy trình kỹ thuật
+ Sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau:
Mật độ trồng của ba công thức không có ảnh hưởng đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ của cây ba kích ở giai đoạn cây con 1 năm tuổi.
+ Một số hình ảnh cây ba kích tham gia thí nghiệm
Theo dõi sự sinh trưởng của cây ba kích
Tin bài: Ths. Nguyễn Thị Phương Oanh - Bộ môn Bảo vệ thực vật
Lượt truy cập: 48263029
Đang online: 2173
Ngày hôm qua: 1926
Phụ trách kỹ thuật: 0987. 008. 333