Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Đại học thành lập theo Quyết định số 545/QĐ-ĐHTN ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên họp ngày 24 tháng 4 năm 2016 tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.
Đánh giá luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh: Lê Văn Phúc.
Về đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp bảo tồn Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại tỉnh Hà Giang”.
Ngành: Lâm sinh
Mã số: 62.62.02.05
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Lê Đồng Tấn: Trung tâm Phát triển Công nghệ cao - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2. GS.TS. Đặng Kim Vui: Đại học Thái Nguyên.
Hội đồng đánh giá luận án có mặt: 07/07 thành viên (theo quyết định số: 545/QĐ-ĐHTN ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên) gồm:
STT |
Họ và tên |
Cơ quan công tác |
Trách nhiệm trong Hội đồng |
1 |
GS.TS. Nguyễn Xuân Quát |
Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp VN |
Chủ tịch HĐ |
2 |
PGS.TS. Lê Sỹ Trung |
Trường Đại học Nông Lâm |
UV, Thư ký |
3 |
PGS.TS. Nguyễn Huy Sơn |
Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam |
Phản biện 1 |
4 |
PGS. TS. Nguyễn Văn Sinh |
Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật |
Phản biện 2 |
5 |
TS. Vũ Thị Quế Anh |
Vụ KHCN & Môi trường, Bộ KH &CN |
Phản biện 3 |
6 |
PGS. TS. Lê Ngọc Công |
Trường ĐH Sư Phạm – ĐHTN |
Uỷ viên |
7 |
TS. Dương Văn Thảo |
Trường ĐH Nông lâm – ĐHTN |
Uỷ viên |
Sau khi nghe NCS. Lê Văn Phúc trình bày tóm tắt kết quả luận án, Hội đồng đã nghe ý kiến của 3 phản biện và bản tổng hợp ý kiến đóng góp của các cơ quan, các nhà khoa học về bản luận án toàn văn và tóm tắt luận án. Các thành viên khác trong Hội đồng, các vị đại biểu đã đóng góp ý kiến, đánh giá luận án và đặt câu hỏi. NCS đã tiếp thu, trả lời các câu hỏi của Hội đồng, các nhà khoa học và các đại biểu tham dự.
Hội đồng đã họp riêng, thảo luận và thống nhất: đề tài luận án đã có những kết luận khoa học rất cơ bản, làm nổi bật lên 2 điểm mới, đó cũng là 2 đóng góp mới của luận án:
(1). Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc điểm sinh học, sinh thái, cấu tạo giải phẫu lá của loài Thiết sam giả lá ngắn - một loài mới được phát hiện ở Việt Nam và đang có nguy cơ bị đe dọa cao.
(2). Lần đầu tiên thử nghiệm thành công nhân giống bằng hom cho loài Thiết sam giả lá ngắn, bước đầu có thể kết luận loài Thiết sam giả lá ngắn có thể nhân giống bằng hom.
Hội đồng đã ra quyết nghị và kết luận: Luận án “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp bảo tồn Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại tỉnh Hà Giang” đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một luận án tiến sĩ, ngành: Lâm sinh; Mã số: 62.62.02.05 với số phiếu tán thành là 7/7 (100%). NCS. Lê Văn Phúc xứng đáng nhận học vị tiến sĩ Lâm nghiệp. 7/7 (100%) thành viên Hội đồng đồng ý về việc công nhận và đề nghị cấp bằng tiến sĩ Lâm nghiệp cho NCS. Lê Văn Phúc.
Buổi bảo vệ luận án được tiến hành đúng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên, trong không khí trang trọng, với sự chứng kiến của tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học, đại diện Ban Giám đốc Đại học Thái Nguyên là cơ sở đào tạo, đại diện Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm là đơn vị đào tạo, Ban chủ nhiệm và các giảng viên khoa Lâm nghiệp, lãnh đạo Viện Nghiên cứu và Phát triển lâm nghiệp, các nhà khoa học, đồng nghiệp, các NCS, học viên cao học, sinh viên, gia đình và bạn bè của NCS.
Vào 11h 30' cùng ngày, buổi bảo vệ luận án kết thúc. Hội đồng đánh giá Luận án tiến sĩ cấp Đại học đã đề nghị Đại học Thái Nguyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận học vị tiến sĩ Lâm nghiệp cho NCS. Lê Văn Phúc.
Luận án sẽ được nộp lưu chiểu tại Thư viện Quốc gia, Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên, Thư viện Trường Đại học Nông Lâm, Phòng Đào tạo Trường Đại học Nông lâm.
Một số hình ảnh trong buổi bảo vệ luận án tiến sĩ của NCS. Lê Văn Phúc
Lượt truy cập: 48264563
Đang online: 3061
Ngày hôm qua: 1926
Phụ trách kỹ thuật: 0987. 008. 333