Khoa Khoa học cơ bản
Ảnh tập thể20202021
WEBSITE CÁC ĐƠN VỊ
Trang chủ Tin tức
30/04/2016 20:36 - Xem: 7753

Lịch sử ngày Quốc tế Lao động

Hằng năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5. Vậy lịch sử của ngày 1/5 như thế nào?

Cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ XIX đã  làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản: nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy đã nâng cao năng suất lao động, ngày càng xã hội hoá quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản và cùng với nó là sự xuất hiện của giai cấp vô sản - giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất trong lịch sử. Song máy móc càng tiên tiến thì mức lương của giai cấp công nhân càng giảm và “bất cứ lúc nào công nhân cũng thấy giai cấp tư sản coi họ là đồ vật, là tài sản của chúng, chỉ một điểm này cũng đủ làm cho công nhân trở thành kẻ thù của giai cấp tư sản”. Mâu thuẫn trên lĩnh vực kinh tế dẫn đến mâu thuẫn trên lĩnh vự xã hội, cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và vô sản là điều tất yếu.

Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân bất đầu từ nước Mỹ - quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới. Mỹ đã lao vào cuộc chạy đua cạnh tranh tư bản với điển hình là thành phố Chi-ca-gô - trung tâm thương nghiệp của Mỹ. Nhà tư bản đã cho các guồng máy ở đây chạy hết công suất suốt ngày đêm, hàng vạn công nhân bị bắt buộc làm việc mỗi ngày từ 14 đến 18 giờ, phụ nữ quần quật lao động không kém gì nam giới, nhưng đồng lương chỉ bằng ½ nam giới và suốt suốt tuần không có ngày nghỉ; trẻ em phải làm việc 12 giờ/ngày. Đây chính là nguyên nhân diễn ra phong trào bãi công của công nhân Bắc Mỹ, châu Âu bùng lên, đòi nhà tư bản phải tăng lương, giảm giờ làm với khẩu hiệu chung là “8 giờ làm việc, 9 giờ học tập, 8 giờ nghỉ ngơi trong một ngày”.

Tại thành phố Chi-ca-gô, ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ. Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... Báo cáo của Liên đoàn Lao động Mỹ xác nhận: "Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ, toàn diện trong quần chúng công nghiệp đến như vậy".

Đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ tại quảng trường  Haymarket, Mỹ

Vụ tàn sát đẫm máu trên gây nên chấn động lớn trong giai cấp công nhân thế giới. Ở Mỹ nhiều cuộc biểu tình lớn nổ ra tại các thành phố, lên tiếng ủng hộ yêu sách của công nhân Chi-ca-gô. Công nhân Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan… tổ chức nhiều cuộc mít tinh bày tỏ sự đồng tình với công nhân Mỹ. Ngày 1/5/1886 đã ghi một bước thắng lợi, có ý nghĩa rất to lớn đối với giai cấp công nhân trong quá trình thống nhất đấu tranh giành quyền lợi của mình. Ngày 11/11/1887, các thủ lĩnh của cuộc đấu tranh ngày 1/5/1886 đều bị chính quyền treo cổ. Tuy vậy, chính phủ buộc phải ban hành đạo luật ngày làm 8 giờ.

Để biểu dương tinh thần đoàn kết của giai cấp vô sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới, ngày 14/5/1889, tại Paris nước Pháp, Đại hội quốc tế thứ II được tổ chức, dưới sự chỉ đạo của Ph.Ăngghen đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 1/5 - ngày đấu tranh thắng lợi của công nhân Chi-ca-gô năm 1886 làm ngày Quốc tế Lao động.

Thực hiện nghị quyết của Quốc tế thứ II, vào ngày 1/5/1890 lần đầu tiên ngày Quốc tế lao động được kỷ niệm trên quy mô thế giới. Giai cấp công nhân ở các nước Mỹ, Ca-na-đa, Pháp, Đức, Áo, Đan Mạch, Bỉ, Thụy Điển, Hà Lan, Ý và nhiều nước khác tiến hành bãi công, mít tinh, biểu tình. Hàng ngàn công nhân Pra-ha xuống đường biểu tình mang theo biểu ngữ “ngày làm 8 giờ”, thể hiện tinh thần “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”.

Năm 1920, dưới sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô (cũ) là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần dần được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.

Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế - xã hội. Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội. Từ ngày 1/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố ngày 1/5 là một trong những ngày Quốc tế lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, ngày Quốc tế Lao động 1/5 được tổ chức kỷ niệm trọng thể tại Hà Nội. Cũng từ đó, ngày 1/5 được coi là một trong những ngày lễ chính thức hàng năm của Nhà nước ta.

    Tác giả: Tùng Hương, Khoa KHCB

Đăng tin: Hồng Nhung, Khoa KHCB

CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
Web các đơn vị
tuyển sinh
Tuyển sinh Đại học Nông Lâm Thái Nguyên năm 2021
Đang online 5808
Hôm nay 3225
Hôm qua 8476
Tuần này 16764
Tuần trước 11560
Tháng này 3748338
Tháng trước 3843540
Tất cả 48269417

Lượt truy cập: 48269501

Đang online: 5865

Ngày hôm qua: 8476

Phụ trách kỹ thuật: 0987. 008. 333

online

Chào mừng bạn đến với hệ thống trả lời hỗ trợ trực tuyến.
Để liên hệ với các bộ phận xin vui lòng điền đầy đủ vào mẫu kết nối

Họ và tên


Địa chỉ Email


Yêu cầu hỗ trợ