Khoa Quản lý Tài nguyên
Banner_600x330_1Banner_600x330_2
WEBSITE CÁC ĐƠN VỊ
Trang chủ Tin bài Hoạt động khác
29/03/2021 09:12 - Xem: 707

Một vài kinh nghiệm kinh doanh mô hình homestay tại các Vùng dân tộc thiểu số phía bắc

Nếu ai đó đã từng lên Quản Bạ - Hà Giang nơi có 2 quả đồi được gọi là Núi đôi hay thác Bản Giốc – Cao Bằng, chắc đã từng được nghe đến làng du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Dao và làng đá cổ Khuổi Ky nơi sinh sống của đồng bào tày. Hiện nay, tại các làng này, có 7 – 20 hộ dân làm Homestay. Và đều rất ổn định thể hiện qua lượng khách cũng như phát triển thể hiện qua việc nhiều nhà đã mua thêm đất, xây thêm phòng, trang trí thêm khuôn viên đẹp hơn nhiều chỉ sau 1-2 năm chuyển đổi mô hình sống thuần nông sang mô hình kết hợp nông nghiệp và du lịch. Vậy, điều gì đã khiến hai làng trên thay đổi? và lịch sử của cuộc cách mạng biến một làng thuần nông sang làm dịch vụ như thế nào? Tôi xin nói là cuộc cách mạng, bởi bản chất cách mạng là thay đổi và có đau thương, mất mát. Không mất mát về con người thì cũng mất mát tiền của, công sức, mồ hôi, máu, và mất một chút về văn hóa, tập tục.

Trong thời gian tham gia xây dựng và phát triển thương hiệu, dịch vụ du lịch cộng đồng cho bà con, tôi đã gặp nhiều thuận lợi và khó khăn, nếu để kể hết, có thể sẽ mất 1 đến hai ngày. Sau bài phát biểu của tôi, đêm nay sẽ có nhiều cô bác mất ngủ, nhưng cô bác an tâm, đã làm thì không sợ và đã sợ thì không làm. Hàng nghìn hộ dân ở các tỉnh làm được, sao ta lại không dám làm? Chẳng qua ta chưa biết làm mà thôi.

Xin đúc kết lại một vài điểm nhấn từ khi bắt đầu bắt tay vào làm tới khi tạm ổn định về số khách đến với các địa điểm trên như sau:

  1. VỀ GIAI ĐOẠN KHỞI SỰ

- Đó là lúc chính quyền địa phương và người dân nhận ra rằng: tại nơi ta sống, có một điểm thu hút khách du lịch tới thăm quan và tìm hiểu, nó có thể là điều kiện tự nhiên hay văn hóa bản địa. Đây là yếu tố rất quan trọng và là khởi đầu của mục đích kinh doanh du lịch và lưu trú. Giả dụ như ở trên, du khách tới thăm quan núi đôi, thăm quan thác Bản Giốc, tìm hiểu văn hóa người Dao, người Tày…. Không có du khách thì chẳng thể làm gì.

- Từ nhu cầu của du khách, tùy vào khả năng tài chính, kinh nghiệm và máu liều của từng người, ta lựa chọn mô hình kinh doanh cho phù hợp. Đó là kinh doanh các dịch vụ ăn, uống, vui chơi, giải trí hay thăm quan, nghỉ dưỡng.

- Nếu ta chọn mô hình kinh doanh nghỉ dưỡng cho du khách thì cũng tùy vào năng lực tài chính và kinh nghiệm mà chọn làm lớn như nhà nghỉ, khách sạn hay làm nhỏ như mô hình Tây gọi là homestay hay farmstay. Ta gọi là nhà trọ bình dân, Phòng ở cùng gia đình.

- Đối với bà con làm nông như ở Nặm Đăm và Khuổi Ky họ trọn mô hình kinh doanh Phòng ở cùng gia đình, do vốn ít, kinh nghiệm không có. Và khi nhiều hộ cùng làm du lịch thì định nghĩa khoa học gọi là du lịch cộng đồng.

- Để khởi sự thì vai trò của các cấp chính quyền và tổ chức, chuyên gia là rất quan trọng và là đầu mối để phát động, vận động cũng như hỗ trợ bà con triển khai về mọi mặt. Như mô hình tại Nặm Đăm đã được phát động từ năm 2012 đến 2016 mới có 4 hộ tham gia. Nhưng sau năm 2016 có 20 hộ tham gia. Mô hình tại làng dân tộc Khuổi Ky ban đầu năm 2016 có 1 hộ tham gia và 1 nhà văn hóa thôn tham gia. Nhưng đến 2018 có 7 hộ tham gia và 2 hộ từ bên ngoài đầu tư vào, 1 hộ đầu tiên làm đã xây thêm một homestay khác rộng 1.200m2 gồm 5 bungarlow và 1 nhà sàn.

Sau khi xác định được nhu cầu của khách hàng, xác định được mô hình cần làm và được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, chuyên gia thì bà con cần phải làm gì?

  1. GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN
  • Nếu hiểu đúng nghĩa, mô hình homestay hay farmstay là mô hình sử dụng lượng phòng dư thừa trong nhà để cho khách du lịch thuê trọ và họ trả tiền khi sử dụng các dịch vụ do gia đình cung cấp. Thông thường thì giá rẻ hơn nhà nghỉ, nhà trọ với mức giá thị trường hiện nay là 50 – 100.000đ/1 người.
  • Gia đình của các bà con làm nông nếu nhà nào rộng rãi thì có 3 tới 5 phòng ngủ. Nếu không thì là nhà sàn với sức chứa 10 – 15 người, và có 1 – 2 phòng riêng. Và gia đình sẵn sàng cải tạo để phục vụ du khách.

Các bước thực hiện như sau:

  1. Tự nguyện đăng ký Tham gia các dự án về du lịch cộng đồng do chính quyền, các tổ chức phát động để có kiến thức, kinh nghiệm và được hỗ trợ vốn. Có thể bổ sung kiến thức thông qua internet.
  2. Làm sạch khu vực khuôn viên xung quanh nhà. Bỏ các đồ dùng không cần thiết theo dạng bỏ thì thương vương thì tội đi theo tiêu chí: “đơn giản nhưng tiện dụng” hay tách xa khu chăn nuôi với khu ở, sinh hoạt. Trang trí không gian để cho khách nghỉ bằng cây cối, hoa, tranh ảnh v.v...
  3. Mua sắm trang thiết bị như giường, nệm, chăn, ga, gối, quạt, để phục vụ du khách. Trong đó internet wifi và nước nóng tắm, nhà vệ sinh đủ 10 khách/1 phòng là thứ không thể thiếu.
  4. Thông báo và chờ sự đồng ý của chính quyền địa phương về việc mình tham gia phục vụ khách du lịch nếu có.
  5. Hoàn thành thủ tục hành chính cơ bản gồm: Giấy phép kinh doanh hộ cá thể, mua bình cứu hỏa, tiêu lệnh chữa cháy, nội quy phòng cháy chữa cháy để được cấp giấy chứng nhận về phòng cháy chữa cháy. Khai báo với công an địa phương để được hướng dẫn làm thủ tục cấp giấy chứng nhận về an ninh trật tự.
  6. Sau khi đã làm 5 bước trên thì bắt tay vào làm thương hiệu. Công việc này nên được hỗ trợ thông qua các tổ chức và chính quyền địa phương hoặc có chuyên gia hỗ trợ. Làm thương hiệu là phải có biển treo ở cổng, ở nhà, phải định vị trên bản đồ, phải quảng cáo, tiếp thị. Phải học cách dùng facebook, zalo.
  7. Khi có vị khách đầu tiên thì bà con thực hiện đón tiếp, khai báo lưu trú, phục vụ ăn, ở, cung cấp thông tin du lịch và thu tiền.
  8. Khi đã đạt được một lượng khách ổn định, có thể phát triển thêm các dịch vụ khác như cho thuê xe, hướng dẫn tour, văn nghệ, v.v….
  9. Đi chia sẻ kinh nghiệm với những bà con chưa biết cách làm để cùng phát triển.
  1. LƯỜNG TRƯỚC NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

Khi tham gia chuyển đổi và kết hợp mô hình kinh doanh du lịch cộng đồng, bà con có thể gặp phải các khó khăn như sau:

  1. Đuối vốn khi đầu tư do nóng vội, dự toán sai, đầu tư sai hạng mục do không ghi chép cẩn thận, chi tiết hoặc không hề có vốn để thực hiện. Hay tiền hậu bất nhất.
  2. Không được sự ủng hộ của người nhà, hàng xóm, địa phương do nhiều lý do khác nhau khiến không thể thực hiện: xin tiền khách, chửi rủa, làm ồn, vứt rác bừa bãi, chặn đường, nói xấu, áp dụng luật thái quá, cứng nhắc, cạnh tranh phá giá, trộm cắp, chặt phá cây cối v.v…Cố gắng áp dụng thiên thời, địa lợi, nhân hòa để làm kinh doanh.
  3. Luôn mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và gìn giữ nét văn hóa truyền thống: thể hiện qua việc thay đổi trang phục, thời gian sinh hoạt, các hoạt động văn hóa từ bên ngoài (karaoke, đốt lửa trại v.v…). Ảnh hưởng tới thế hệ con trẻ như tình trạng con lai tại Sapa.
  4. Hiểu biết sai, thiếu kiến thức nên thực hiện sai hướng dẫn. Ví dụ: do thiếu kiến thức nên mua chăn, ga, gối đệm lệch tông nhau, chất lượng kém. Suốt ngày đắm chìm trong rượu chè tiếp khách. Dễ dãi một cách quá đáng. Trang trí nhà cửa bằng các vật dụng không phù hợp (đồ quá hiện đại trong nhà cổ, đồ quá kinh dị đối với một số du khách v.v…)
  5. Gặp phải giai đoạn khó khăn khiến nản chí, từ bỏ ý định, mục đích ban đầu. Ví dụ như COVID.

Một vài hình ảnh của tác giả  khi xây dựng mô hình homestay tại các địa phương:

Tác giả Trần Thanh Nam tại Homestay Lý Hồng Thu ở Nặm Dăm – Hà Giang

 

Homestay Yến Nhi tại Thác Bản Giốc- Cao Bằng

 

Homestay Yến Nhi sau 3 năm xây dựng đã phát triển thêm hai cơ sở

 

Trên đây là một vài kinh nghiệm thực tế tôi đã trải qua trong quá trình giúp bà con xây dựng mô hình du lịch sinh thái cộng đồng tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Không có gì vui hơn khi mô hình của chúng ta có khách đến thăm, cảm giác khi thấy du khách được sống trong khung cảnh yên tĩnh, hiểu được những nét văn hóa của bản làng mình chính là phần thưởng vô giá cho ai đã từng làm Homestay.

                                                                                                Tháng 3, năm 2021

Trần Thanh Nam - Giám đốc khách sạn Habana

CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
Web các đơn vị
Đăng ký trực tuyến
Tuyển dụng
Cổng thông tin du lịch tỉnh Thái Nguyên
Đang online 1205
Hôm nay 1204
Hôm qua 1926
Tuần này 6267
Tuần trước 11560
Tháng này 3737841
Tháng trước 3843540
Tất cả 48258920

Lượt truy cập: 48258955

Đang online: 1233

Ngày hôm qua: 1926

Phụ trách kỹ thuật: 0987. 008. 333

online

Chào mừng bạn đến với hệ thống trả lời hỗ trợ trực tuyến.
Để liên hệ với các bộ phận xin vui lòng điền đầy đủ vào mẫu kết nối

Họ và tên


Địa chỉ Email


Yêu cầu hỗ trợ